Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Tại sao Nhóm Phương Trang tặng siêu xe cho bà Hứa Thị Phấn

Theo lời khai của bà Ngô Kim Huệ - cháu của bà Phấn - Lãnh đạo Công ty Phương Trang rất thường xuyên đến thăm bà Phấn và tặng quà cho bà bị cáo thậm chí cả xe MayBach.

Công ty Phương Trang tố bị CB 'quấy rối' bằng gần chục vụ kiện

Sáng 18/5, TAND TP HCM tiếp tục phiên xử vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín. Các luật sư tiếp tục tham gia phần xét hỏi xoay quanh 83 khoản vay của nhóm Phương Trang và hành vi hạch toán thu chi khống.

xet xu vu an nh dai tin sang 185 ba phan da tung duoc tang xe maybach tu cong ty phuong trang
Các bị cáo tham gia phiên tòa.

11h30: Toà nghỉ phiên sáng

11h: Đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên trong việc giải ngân cho Phương Trang

Luật sư Tuấn Anh tiếp tục xét hỏi.

Ông Ngô Trí Đức - nguyên Giám đốc CN Sài Gòn - cho rằng việc chịu trách nhiệm cho vay, thiệt hại hơn 5200 tỷ đồng tại Ngân hàng Đại Tín tùy thuộc vào kết quả xét xử mà HĐXX tuyên.

"Ai là người ký thì người đó chịu trách nhiệm", ông Đức khẳng định.

Luật sư Thanh Thảo (bào chữa cho bà Phấn) hỏi Đại diện Ngân hàng CB.

Vị đại diện này cho biết khi đủ điều kiện giải ngân, ngân hàng sẽ giải ngân vào tài khoản thanh toán hoặc ủy nhiệm chi. Lúc đó Ngân hàng đã chấm dứt nghĩa vụ giải ngân. Việc chuyển tiền sau khi giải ngân cho các đối tượng khác thì không thuộc quan hệ cho vay.

Ngân hàng giải ngân xong, việc sử dụng vốn thế nào phụ thuộc vào khách hàng. Khi sử dụng phương tiện thanh toán, phải có đủ số dư mới đủ để thanh toán. Chủ tài khoản hoặc người đại diện hợp pháp mới có quyền thanh toán. Việc thu phí thanh toán tùy thuộc cùng hệ thống ngân hàng hay khác ngân hàng. Cùng ngân hàng sẽ không phí giao dịch, còn khác sẽ bị thu phí. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng séc thì ngân hàng sẽ bán.

Ông Ngô Trí Đức khai Bà Phấn đưa khách hàng về chi Nhánh Sài Gòn giới thiệu sau đó ông Đức đưa cho cán bộ tín dụng. Ông Đức phủ nhận mình không phải người định giá tài sản đảm bảo như hồ sơ cơ quan điều tra nêu. Đồng thời, việc tra cứu CIC về khoản vay của nhóm Phương Trang tại chi nhánh Sài Gòn không phải thuộc trách nhiệm của ông mà thuộc trách nhiệm của bộ phận Tín Dụng.

Luật sư tiếp tục mời đại diện Công ty TNHH Thành Đăng nay đổi thành Sàn giao dịch BĐS Phương Trang. Đại diện công ty cho biết "Chúng tôi xuất phát từ mối quan hệ kinh doanh với nhóm công ty Phương Trang. Mọi lời khai trong kết luận điều tra là đúng".

Liên quan đến khoản vay 110 tỷ đồng tại công ty Thành Đăng, vị này cho biết chỉ thực nhận 90,2 tỷ đồng, công ty chỉ ký bề mặt hồ sơ, không rõ việc thu chi cấn trừ. Đại diện khẳng định kết quả điều tra đã có.

Khi LS hỏi khi nhận thiếu tiền sau cty vẫn đi vay tiếp, đại diện này khăng khăng hoàn toàn tin tưởng vào công ty Phương Trang, ngân hàng Đại Tín mà không có đối chiếu.

Luật sư Thảo mời đại diện công ty Sài Gòn Phú Gia. Công ty có một khoản vay 300 tỷ tại Ngân hàng Đại Tín vào 24/6/2011. Tài sản đảm bảo là 33 BĐS tại TP HCM. Đại diện này không trả lời khoản vay này được giải ngân khi nào .

Đại diện Phương Trang cho rằng hồ sơ chứng từ ký gửi cho Ngân hàng Đại tín không có giá trị pháp lý, đây không phải là dòng tiền thực tiễn. "Chúng tôi không có tất toán hồ sơ". Việc công ty Phương Trang đẩy dư nợ sang cho bà Phấn, đại diện cho rằng đây chỉ là quan điểm.

Nguồn tin liên quan: Ngân hàng Đại Tín - Phương Trang